Hồi quân tiến tới Loire Trận_Tours

Năm 732, lực lượng tiên phong của quân Umayyad đã tiến tới phía bắc sông Loire, bỏ lại sau lưng đội ngũ tiếp tế và lực lượng chính. Do có thể dễ dàng tiêu diệt hết tất cả những sự kháng cự trong khu vực này của xứ Gaul, quân xâm lược đã tách ra thành nhiều nhóm nhỏ hơn để tiến hành tấn công cướp phá các làng mạc người Frank ở bên bờ sông, trong khi lực lượng chính của họ tiến quân với tốc độ chậm hơn.

Các đợt tấn công của quân Umayyad có lẽ đã xảy ra vào thời điểm cuối năm, vì với một lực lượng nhiều người và ngựa, họ cần phải dựa vào các vùng đất trên đường tiến quân để có đủ lương thực. Họ phải chờ tới mùa thu hoạch các cánh đồng lúa mạch và đợi cho đến khi có đủ ngũ cốc đã được gặt đập và được tích trữ. Cáng đi xa về phía bắc, vụ mùa càng được thu hoạch muộn hơn. Trong khi những binh lính xâm lược có thể giết gia súc để làm thức ăn thì ngựa của họ không thể ăn thịt, mà cần được cung cấp cỏ và ngũ cốc. Cho chúng gặm cỏ mỗi ngày thì quá lâu và việc thẩm vấn người bản địa để tìm nơi cất giữ lương thực là không thực sự hiệu quả vì cả hai bên không cùng ngôn ngữ.

Việc quân đội của Odo (quận công vùng Aquitaine) bị đánh bại dễ dàng tại Bordeaux và tại trận sông Garonne trong khi đã giành được chiến thắng 11 năm trước tại trận Toulouse là dễ hiểu. Tại Toulouse, Odo mở một cuộc tấn công cơ bản bất ngờ chống lại một kẻ thù quá tự tin và không chuẩn bị tốt cho trận chiến, tất cả các công trình phòng thủ của quân Hồi giáo đều nhắm vào các cuộc tấn công từ bên trong ra (từ thành phố Toulouse), trong khi ông ta lại triển khai tấn công từ bên ngoài vào. Lực lượng chủ yếu của quân Umayyad là bộ binh, và kỵ binh của họ đã không có cơ hội huy động để đối mặt với ông ta trong một trận đánh mở. Như Herman của Carinthia viết trong một bản dịch của ông về một lịch sử của al-Andalus, Odo đã bao vây rất thành công khi những kẻ tấn công đã hoàn toàn chiếm thế bất ngờ - và kết quả là một trận tàn sát trong sự hỗn loạn của các lực lượng Hồi giáo.

Tại Bordeaux, và một lần nữa tại trận sông Garonne, lực lượng của quân Umayyad là kỵ binh chứ không phải là bộ binh. Họ đã không bị tấn công bất ngờ, và có cơ hội để đánh một trận với số lượng lớn dẫn đến sự hủy diệt của quân đội của Odo. Hầu như tất cả đều bị giết với thiệt hại tối thiểu cho người Hồi giáo. Lực lượng của Odo giống như những quân đội khác ở châu Âu thời đó, thiếu dây đai ngựa do đó không có kỵ binh nặng. Hầu như tất cả các binh sĩ của họ là bộ binh. Kỵ binh hạng nặng Umayyad đã phá vỡ hàng ngũ của những bộ binh Cơ đốc giáo trong cuộc tấn công đầu tiên và sau đó tàn sát những người còn lại khi họ phân tán và bỏ chạy.

Lực lượng xâm lược tiếp tục tàn phá miền nam Gaul. Một động cơ có thể, như phần tiếp theo của tài liệu Fredegar có đề cập tới, là tu viện Martin thành Tours, khu lăng tẩm nổi tiếng nhất và thiêng liêng nhất ở Tây Âu vào thời điểm đó.[7] Khi nghe tin này, Tể tướng Charles Martel của xứ Austrasia đã tập hợp quân đội của mình để tiến về phía nam, tránh xa những con đường cổ của xứ La Mã và hy vọng làm cho người Hồi giáo bị bất ngờ. Vì ông có ý định sử dụng đội hình phương trận (phalanx), nên ông cảm thấy rất cần thiết phải lựa chọn chiến trường. Kế hoạch của ông, tìm một vùng cao tương đối bằng phẳng, cây cối rậm rạp, bố trí quân của mình ở đó và buộc lực lượng Hồi giáo phải đến và đối mặt với ông, phụ thuộc vào yếu tố bất ngờ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Tours http://militaryhistory.about.com/b/a/118230.htm http://wwwa.britannica.com/eb/article-9060566 http://print.google.com/print?id=xqfhvfOhW3EC&dq=+... http://www.lbdb.com/TMDisplayBattle.cfm?BID=250 http://www.saudiaramcoworld.com/issue/199302/the.a... http://home.eckerd.edu/~oberhot/moussais.htm http://www.fordham.edu/halsall/source/732tours.htm... http://www.wsu.edu:8080/~dee/ISLAM/UMAY.HTM http://www.deremilitari.org/resources/articles/wat... http://www.jewishvirtuallibrary.org/jsource/Histor...